XỬ LÝ CỤ THỂ CHO TỪNG BỀ MẶT TRƯỚC KHI THI CÔNG SƠN NHƯ THẾ NÀO

Xử lý cụ thể cho từng bề mặt trước khi thi công sơn như thế nào ?

Cách lựa chọn phương pháp xử lý và xử lý  đúng sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm

1.Xử lý bề mặt cho bề mặt tường

1.1 Bề mặt mới

– Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.

– Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét : Loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.

Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hóa hay dính các tạp chất khác. Bề mặt được bả mastic, để khô sau đó dùng giấy nhám chà cho phẳng mặt.

Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt, Nếu bề mặt bị bụi bẩn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng ru lô những nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

1.2. Bề mặt cũ

1.Bề mặt quét vôi

          – Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt.

          – Dùng nước hay chổi làm  sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà

          – Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt

          – Để khô rồi bả bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm saachj bề mặt trước khi tiến hành sơn.

2.Bề mặt sơn

          – Nếu bề mặt sơn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc. Chà nhám  sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà ,nhám và có thể tiến hành sơn.

          – Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hó, Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc

          – Phần bị bong tróc, phấn hóa

          – Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt

          – Thổi sạch bằng khí

          – Lấy khăn ướt lau sạch

          – Để khô trước khi sơn

          Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó bả mastic lại.

3.Phần bị nấm mốc :

– Dùng dung dịch tẩy clorine để chà rửa phần nấm mốc

– Dùng bàn chải nilon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước

– Để khô trước khi sơn

– Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

2.Xử lý bề mặt cho sàn beton

– Sàn beton chỉ được thi công  sau khi nảo đảm thời gian đóng cứng  tối thiểu 28 ngày

– Loại bỏ các tạp chất : vữa hồ, bụi bẩn, ….trên bề mặt

– Sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt

– Để tăng độ bám dính bề mặt dùng acid HCL từ 5 – 10% để tẩy bề mặt.

–  Để bề mặt khô trước khi sơn

3.Xử lý bề mặt gỗ

3.1. Bề mặt mới

– Chà các phần nhám vầ góc

– Nếu bề mặt dính dầu mỡ thì tẩy sạch bằng dung môi

– Lấp các khuyết tật của gỗ và trám các lỗ trên bề mặt

3.2. Bề mặt cũ, đã sơn

– Rửa sạch vết bẩn và dầu mỡ dính trên bề mặt bằng xà bông

– Loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc

– Chà nhám tạo bề mặt phẳng mịn.

4.Xử lý bề mặt kim loại

Có 3 nguyên nhana gây hư hỏng màng sơn

4.1. Giảm  độ bám dính : Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn,l sơn cũ, gỉ, dầu mỡ …

4.2. Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn

4.3. Ăn mòn dưới màng sơn : Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn, ăn mòn cũng có thể xảy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng ru lô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.

Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phá hủy sau cùng.

Phương pháp thủ công

– Dùng đao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt

Phương pháp cơ khí

– Dùng bàn chải điện hay phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chầ bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.

– Thổi cát : Đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về  độ sạch , độ nhám bề mặt và thời gian thi công.

– Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch, khô, được tách dầu và nước có trong khí để tính tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí thô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt.

Phương pháp làm sạch bằng hóa chất

– Loại bỏ sơn,dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.

— — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — —
Mọi thông tin cần tư vấn quý khách hàng vui lòng liên hệ 
CÔNG TY SƠN MAKIO 
Địa chỉ : Số 96 Lê Trọng Tấn,Khương Mai,Thanh Xuân,Hà Nội
Tel :024.6688.3858
Hotline : 0936.10.5355 
Wesite: Sonmakio.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *