Việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn trước khi tiến hành sơn nhà là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp quá trình thi công trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn. Hãy cùng sơn Makio tìm hiểu những dụng nhất định phải có khi tiến hành sơn nhà…
I. 12 dụng cụ sơn nhất định phải có khi sơn nhà
Khi sơn nhà, dụng cụ sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với việc thi công. Sử dụng các dụng cụ đúng chức năng và quy trình sẽ giúp việc sơn nhà trở nên dễ dàng hơn.
1. Dụng cụ cạo sơn
Đây là dụng cụ sơn tường dùng để xử lí bề mặt tường cũ. Dụng cụ cạo sơn giúp loại bỏ dị vật, xi măng thừa, bột bã hay những vết sơn bong tróc từ tường cũ. Nhờ vậy sẽ giúp quá trình sơn tường đạt chất lượng hơn.
Dụng cụ cạo sơn giúp loại bỏ xi măng thừa, những mảng sơn bong tróc từ tường cũ.
2. Giấy nhám hoặc máy chà nhám
Đây là một dụng cụ sơn không thể thiếu trong các dụng cụ ngành sơn nhà. Giấy nhám hoặc máy chà nhám giúp làm mịn bề mặt tường không bằng phẳng. Khi sơn sẽ mịn và đều màu hơn.
Nếu bề mặt tường không được xử lý cẩn thận và bằng phẳng trước đó, khi sơn sẽ dễ tạo ra các vết xước, gồ ghề, lớp sơn và màu sẽ không đều gây mất thẩm mỹ. Tùy vào diện tích thì bạn có thể lựa chọn sử dụng giấy nhám hoặc máy chà nhám. Nếu điện tích cần sơn lớn, khuyến khích nên sử dụng máy chà nhám để giúp tiết kiệm thời gian và đem lại hiệu quả cao hơn.
Giấy chà nhám là dụng cụ sơn giúp làm mịn bề mặt tường.
Sử dụng máy chà tường, tiết kiệm thời gian, giảm được lượng bụi ra môi trường.
3. Dụng cụ che chắn
Được sử dụng để che chắn các vật dụng trong nhà khi sơn đặc biệt là sàn nhà và phần nội thất trong nhà. Việc che chắn cẩn thận sẽ giúp các vật dụng không bị nhiễm bẩn bởi màu sơn.
Có thể sử dụng các loại bạt che lớn hoặc sử dụng tấm nhựa to hay bao cũ để che chắn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức và thời gian dọn dẹp sau khi sơn xong.
Nên che chắn thật kĩ sàn nhà trước khi sơn bằng bạt che.
4. Cọ quét sơn và con lăn sơn
Đây là bộ dụng cụ sơn nhà đặc biệt quan trọng. Có rất nhiều loại kích thước cọ quét sơn và con lăn sơn khác nhau. Mỗi loại sẽ phục vụ cho một mục đích sơn khác nhau. Chính vì thế cần chọn màu sơn, cọ quét sơn và con lăn sơn phù hợp với căn nhà để giúp quá trình thi công dễ dàng hơn.
Đối với bề mặt sơn có diện tích nhỏ và nhiều góc cạnh, bạn có thể sử dụng cọ quét sơn để xử lý. Ngược lại với diện tích lớn, bạn có thể sử dụng con lăn sơn. Tuy nhiên khi sử dụng con lăn sơn, các đường nét sơn sẽ không được tinh tế, bạn cũng không thể xử lý các góc cạnh nhỏ khi sơn. Vì vậy những bề mặt quan trọng, bạn nên cân nhắc sử dụng cọ quét sơn.
Lựa chọn cọ quét sơn hoặc con lăn sơn có kích thước phù hợp giúp thi công dễ dàng hơn.
5. Thùng đựng sơn, con lăn
Thùng đựng sơn dùng để ngâm cọ quét sơn, con lăn sơn và các dụng cụ khác. Ngoài ra, với những thùng sơn có kích thước lớn bạn có thể dùng nó để pha loãng và khuấy đều sơn.
Thùng đựng sơn cần để khô ráo, không bị vỡ, nứt để tránh bị nhiễu sơn ra các khu vực xung quanh.
Khay lăn sơn giúp con lăn thẩm thấu một lượng sơn vừa đủ.
6. Thang rút chữ A
Dùng để hỗ trợ cho việc sơn những khu vực cao hơn như khu vực gần trần nhà thì thang rút chữ A sẽ là một trợ thủ đắc lực. Thang rút chữ A rất dễ dàng trong việc di chuyển và sử dụng. Ngoài ra, sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người thợ sơn.
Tuy nhiên, cần đảm bảo thang luôn đảm bảo chất lượng, không sử dụng khi thang bị mất đế cao su an toàn. Nên lau chùi vệ sinh thang thật cẩn thận sau khi sử dụng.
Thang rút chữ A sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người thợ sơn.
7. Cây sào dài
Để thuận tiện hơn và an toàn hơn, nên sử dụng cây sào dài để sơn khu vực cao và những nơi khó dùng thang.
Tùy vào độ cao của nơi cần sơn để lựa chọn cây sào dài có kích thước phù hợp. Đây sẽ là dụng cụ sơn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thi công.
Cây sào dài giúp hỗ trợ sơn ở những khu vực cao.
8. Đồ bảo hộ lao động khi sơn
Bao gồm quần áo bảo hộ, bao tay, mũ, giúp sơn không bị dính lên người, tóc, và tay trong quá trình thi công. Thường chỉ những công trình lớn thì người thợ sơn mới sử dụng đồ bảo hộ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất thì nên sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm thời gian vệ sinh cơ thể sau khi sơn xong.
Đồ bảo hộ giúp đảm bảo vệ sinh cơ thể và sức khỏe khi thi công sơn tường.
9. Băng dính và bao nilon
Đây là các dụng cụ sơn nhà giúp che chắn một vị trí nhất định không bị bắn bẩn như ổ điện, cửa sổ, ổ khóa,…
Ngoài ra khi sơn tường, bạn cũng có thể sử dụng băng dính để dán bên rìa ngoài đường sơn để giúp đường sơn được thẳng đẹp hơn.
Cần che chắn thật kĩ góc tường và ổ điện để tránh bị sơn dính vào.
10. Khăn sạch lau bụi
Với những bề mặt nhiều bụi bẩn, xù xì, thì sơn sẽ rất khó bám dính, thậm chí khi sơn xong bức tường cũng sẽ gồ ghề và mất tính thẩm mỹ. Vì vậy, nên sử dụng khăn ẩm để lau sạch bề mặt tường trước khi thi công để bức tường được đẹp và sơn bám dính tốt hơn.
Lau sạch bề mặt trường sẽ giúp sơn bám dính tốt hơn.
11. Khay sơn
Khay sơn giúp đặt dụng cụ lăn sơn trong quá trình thi công giúp người thợ sơn thi công dễ dàng hơn. Ngoài ra, khay sơn còn hỗ trợ thấm đều sơn lên ống lăn giúp tăng chất lượng bề mặt thi công sơn.
12. Đầu lăn sơn thay thế
Khi thi công sơn nhà, đôi khi cây lăn sơn sẽ có những lúc hư hỏng hoặc bị giảm chất lượng phần đầu lăn. Lúc này điều cần thiết nhất chính là thay thế đầu lăn. Có thể tìm đến bất kì cửa hàng sơn nào để mua loại dụng cụ này trên cả nước.
II. Các bước sử dụng dụng cụ sơn để sơn nhà
Tuy đã biết rõ về các dụng cụ sơn cũng như mục đích sử dụng. Nhưng cũng cần biết rõ các bước sử dụng dụng cụ sơn nhà như thế nào là đúng nhất để giúp quá trình sơn thuận tiện và đem lại hiệu quả cao hơn.
Bước 1: Che chắn cẩn thận khu vực thi công
Bước đầu tiên trước khi sơn bất kì công trình nào chính là cần che chắn cẩn thận khu vực thi công. Có thể dụng các loại bạt che, bao nilon để che chắn các đồ nội thất và sàn nhà. Sau đó sử dụng băng keo để dán các ổ điện, ổ cắm, cửa sổ để tránh bị sơn dính vào.
Bước 2: Xử lý bề mặt tường thật phẳng mịn
Đây là bước rất quan trọng vì nó quyết định bề mặt tường của bạn sau khi sơn xong có mịn, đẹp, bám dính sơn tốt và thẩm mỹ hay không. Cần sử dụng dụng cụ cạo sơn để loại bỏ lớp sơn bong tróc trước đây. Dùng giấy chà nhám hoặc máy chà nhám để làm bằng phẳng tường. Tiếp đến là dùng bột láng tường để lấp các lỗ thủng và vết nứt trên tường để làm phẳng bề mặt thi công. Nên sử dụng thang chữ A để giúp việc xử lí bề mặt tường dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm >>> Sử lí tường trước khi thi công <<<
Bước 3: Tiến hành sơn tường
Con lăn sơn, cọ lăn sơn, súng sơn… là công cụ đắc lực cho quá trình sơn tường. Tùy cách lựa chọn dụng cụ sơn mà quá trình sơn sẽ cho hiệu quả khác nhau. Máng lăn sơn, cốc pha sơn hay ống nối dài là công cụ hỗ trợ. Chuẩn bị đồ bảo hộ: găng tay, quần áo lăn sơn là điều cần thiết để bảo vệ người thi công sơn.
Đối với bước này thì con lăn sơn, cọ lăn sơn chính là yếu tố quyết định chất lượng của bề mặt sơn. Nên chọn dụng cụ phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khay đựng sơn, thùng đựng sơn, cây sào dài, thanh truyền sẽ là dụng cụ sơn giúp hỗ trợ quá trình sơn diễn ra thuận tiện hơn. Đừng quên sử dụng đồ bảo hộ trong suốt quá trình sơn để đảm bảo sức khỏe và dễ dàng vệ sinh cơ thể sau quá trình thi công.
Thực hiện đầy đủ các bước sử dụng dụng cụ sơn giúp thi công dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm >>> Sơn nhà đơn giản với các bước <<<