Tường bị ẩm mốc là hiện tượng xuất hiện các mảng mốc đen trắng, ố vàng mà mắt thường có thể nhìn thấy. Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam là nước ở khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa nên mùa nóng thường nóng tới 45 độ C, mùa mưa thường xuyên có những trận mưa to xối xả, ngập lụt làm cho tường bị nhiễm ẩm, độ ẩm trung bình trên dưới 80% là điều kiện thuận lợi để rêu, nấm, mốc phát triển. Hãy cùng MAKIO tìm hiểu những nguyên nhân, tác động của tường bị ẩm mốc và cách khắc phục nhé !
Ảnh mô tả tường bị ẩm dẫn đến mốc mảng đen
1. NGUYÊN NHÂN
Tường bị ẩm mốc xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp và gián tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến tường nhà bị ẩm mốc:
- Ngôi nhà nằm trong vùng khí hậu có đặc điểm ẩm ướt quanh năm, chịu tác động của mưa gió và nước ngập.
- Rò rỉ hệ thống nước trong nhà, gây ẩm cho tường.
- Thi công và xây dựng nhà không đạt chuẩn, trộn vữa sai tỉ lệ.
- Không sơn chống thấm cho tường hoặc chất lượng sơn kém.
- Nhà cũ đã sử dụng trong nhiều năm, do đó khả năng chống thấm giảm đi.
- Điều hòa bị chảy nước hoặc có đường ống nước nứt vỡ và rò rỉ, gây ẩm cho tường.
Ảnh những ngày mưa lớn ở thành phố Hà Nội bị ngập
Khuyến nghị: Đối với các nguyên nhân phát sinh từ bên trong tường, chúng ta nên xử lý bên trong trước rồi khắc phục phần sơn bên ngoài.
2. TÁC HẠI CỦA TƯỜNG ẨM MỐC
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng những vết ẩm mốc kia rất có hại cho sức khỏe, không những vậy nó còn có thể lan ra không khí. Từ đó gây nên tình trạng hen suyễn ở trên người. Đặc biệt nó rất dễ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Một số hiện tượng để bạn có thể thấy bị ảnh hưởng sức khỏe bởi nấm mốc như: sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt,…
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nấm mốc
Tác động hàng ngày của tường ẩm mốc có thể gây ra:
- Khiến tường nhà bị mục, từ đó vôi vữa nứt xuống gây mất vệ sinh.
- Tường xuất hiện các mảng mốc đen trắng, ố vàng làm giảm thẩm mỹ cho công trình
- Kết cấu tường sẽ bị ảnh hưởng nhất là với những tường cao tình trạng ẩm mốc lâu ngày làm mảng tường bị yếu, khả năng chịu lực kém. Hậu quả gây sập tường, nứt kết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh tường bị bong tróc do ẩm, nứt tường
3. CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG BỊ ẨM MỐC
3.1 Đối với tường bị mốc nhẹ
Sử dụng nước Javen:
Việc sử dụng chất tẩy rửa làm sạch tường tuy không thể diệt hết tận gốc nấm mốc. Nhưng nó được coi là biện pháp tạm thời và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nước Javen có công dụng chính là tẩy trắng quần áo nhưng lại có tính diệt khuẩn cao, sử dụng Javen tẩy nấm mốc bám lâu ngày trên tường sẽ giúp tường nhà sạch sáng.
Cách làm:
- Hòa 0,5 ml chất tẩy Javen với 1 lít nước vào xô, lượng này dùng được cho khoảng 10m2 tường.
- Sau đó gia chủ dùng chổi quét sạch khu vực bị nấm mốc. Nhúng cây lăn sơn vào dung dịch với lượng vừa đủ rồi lăn lên phần tường bị nấm mốc.
- Nếu vết nấm mốc dày thì bạn nên lăn lại lần nữa sẽ hết
- Sau đó bật quạt điện, mở hết cửa sổ để tường mau khô đồng thời xua đi mùi hóa chất khó chịu.
- Nước Javen rất thông dụng trên thị trường và có giá thành rất rẻ vì vậy sử dụng cách tẩy nấm mốc tường nhà bằng Javen được sử dụng nhiều hơn cả.
Sử dụng nước Javel để xử lý nấm mốc trên tường hiệu quả (Nguồn: Internet)
Sử dụng các loại chất tẩy mốc
- Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều loại sản phẩm chất tẩy nấm mốc dành cho trần, tường thạch cao,… Đây là loại dung dịch có tính khử trùng mạnh, đảm bảo tiêu diệt được hết các bào tử nấm mốc. Sản phẩm có khả năng loại bỏ nấm mốc và rong rêu nhanh chóng hơn bao giờ hết.
- Khi sử dụng những sản phẩm này, bạn phải luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng được cung cấp bởi nhà sản xuất. Chú ý không được để hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da, mắt hoặc thực phẩm, để tránh gây hại cho sức khỏe.
Cách xử lý tường ẩm mốc nhanh chóng bằng các loại chất tẩy
Sử dụng giấy dán tường chống ẩm mốc
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, hàng loạt mẫu giấy dán tường đặc biệt ra đời, giúp che đi những mảng tường ẩm mốc khá hiệu quả. Bạn không thể sử dụng những mẫu giấy dán 2 lớp thông thường đâu nhé, bởi nếu dán vào cũng sẽ không bám chắc và nhanh chóng bị bong tróc ra, như vậy khá lãng phí.
Hình ảnh sử dụng giấy dán tường
3.2 Đối với tường bị ẩm mốc nặng phải tiến hành sơn lại
Xử lý triệt để lớp sơn cũ là cách giúp cho việc sơn mới được thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao. Nếu không xử lý bề mặt tường cũ trước khi sơn sẽ làm lớp sơn mới khó bám vào bề mặt bê tông, gây lãng phí sơn, tốn thêm thời gian sơn sửa mà kết quả lại không như mong muốn. Ngoài ra, nếu không đảm bảo bề mặt tường cũ đạt tiêu chuẩn, những vết nấm mốc, màu sơn cũ và phần tường nứt khiếm khuyết sẽ khiến lớp sơn mới không lên đúng màu, đều màu và bề mặt bị gồ ghề, lồi lõm, gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, có nhiều trường hợp lớp sơn mới đã bị bong tróc và vàng ố loang lổ ngay sau khi vừa mới sơn lại được vài ngày do bỏ qua công đoạn xử lý lớp sơn cũ.
Để xử lý triệt để lớp sơn cũ, chúng ta nên thực hiện theo quy trình dưới đây:
- Bước 1: Tiến hành vệ sinh, xử lý sạch sẽ lớp sơn bị nấm mốc, bong tróc.
- Bước 2: Sử dụng các hóa chất, dung dịch chuyên dụng, loại bỏ triệt để vi khuẩn, nấm mốc trên bề mặt. Đảm bảo bề mặt được xử lý đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, an toàn. Bề mặt tường cần có độ ẩm, độ khô tiêu chuẩn.
- Bước 3: Kiểm tra và xử lý các vết hở, vết nứt trên bề mặt bằng hồ vữa xi măng.
- Bước 4: Tiến hành sơn bả, sơn lót cho bề mặt tường nhà.
- Bước 5: Tiến hành thi công lớp chống thấm ( hoặc lớp sơn lót chống kiềm) nhằm tăng độ bả vệ tối ưu cho bề mặt thi công.
- Bước 6: Thi công từ 2-3 lớp sơn chống nấm mốc cho tường nhà hiệu quả.
Trên đây là chi tiết cách sơn lại tường nhà bị nấm mốc mà MAKIO muốn chia sẻ cho bạn, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Giúp bạn thi công, bảo vệ bề mặt ngôi nhà của mình một cách tối ưu nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về sơn nhé!